Xử lý nước thải thủy sản – Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần dần khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế. Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam là xuất khẩu thủy hải sản ra thị trường thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới đang phát triển theo xu thế có lợi cho nhà cung cấp cả về số lượng lẫn giá cả, đặc biệt là đối với các mặt hàng chính dự kiến sản xuất của dự án. Thị trường Nhật là nơi tiêu thụ chính các sản phẩm này. Ngoài ra Hàn Quốc, Hồng Kông… cũng là những thị trường tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng.
Nước thải sản xuất là nguồn ô nhiễm đáng quan tâm đối với các nhà máy chế biến thủy sản. Chúng được thải ra từ các công đoạn chế biến, kiểm nghiệm vệ sinh dụng cụ sản xuất và nhà xưởng và đặc biệt là khâu rửa thủy sản các loại. Lượng nước thải này chủ yếu bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ với nồng độ rất lớn. Ngoài ra tích tụ lâu ngày,các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy gây mùi hôi khó chịu, do đó phải xử lí triệt để lượng nước thải này trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bằng những cố gắng và kinh nghiệm qua các công trình, chúng tôi luôn tìm ra những phương án tối ưu nhất làm giảm thiểu chi phí đầu tư và chi phí vận hành cho doanh nghiệp, chung tay cùng bảo vệ môi trường. Sau đây là phương án cơ bản trong xử lý nước thải thủy sản:
Phương án xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp sinh học hiếu khí:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải thủy sản:
Nước thải từ hệ thống thu gom qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (giấy, bọc nylon, xác bã thực vật…) để tránh tắt nghẽn đường ống, máy bơm. Sau khi qua bể lắng cát để loại bỏ cát, sỏi thì nước thải tiếp tục vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu nước thải được khuấy đảo để tránh quá trình phân huỷ yếm khí dưới đáy bể và điều hoà hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó nước thải từ bể điều lưu được đưa qua bể tuyển nổi bằng hệ thống máy bơm để loại bỏ dầu mỡ, các hạt chất rắn nhỏ có tỉ trọng nhẹ.
Nước thải từ bể tuyển nổi sẽ được tự chảy qua bể bùn hoạt tính, đưa một phần chất rắn lơ lửng vào bể. Tại đây, xảy ra quá trình phân huỷ hiếu khí bởi vi khuẩn hiếu khí. Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng thứ cấp, tại đây các tế bào vi khuẩn (bùn) sẽ lắng xuống đáy bể tạo thành bùn. Một phần bùn lắng dưới đáy bể thứ cấp được bơm hoàn lưu để bổ sung lượng vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính và thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Nước thải ở bể lắng chứa ít tế bào vi khuẩn hơn chảy vào bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải thủy sản (Bể UASB):
Nước thải từ hệ thống thu gom qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (giấy, bọc nylon, xác bã thực vật,…) để tránh tắt nghẽn đường ống, máy bơm. Sau khi qua bể lắng cát để loại bỏ cát sỏi nước thải tiếp tục vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu nước thải được khuấy đảo để tránh xảy ra quá trình phân huỷ yếm khí và điều hoà hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó nước thải được bơm lên bể sơ cấp để lắng các chất rắn lơ lửng và loại bỏ các chất có tỉ trọng nhẹ nhờ thanh gạt bọt.
Nước thải được bơm vào bể UASB theo hướng từ dưới lên xuyên qua thảm bùn ở đáy bể qua hệ thống phân phối nước. Lớp bùn này có tác dụng như giá bám cho các vi khuẩn yếm khí. Phần nước trong phía trên tiếp tục vào bể bùn hoạt tính, tại đây diễn ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí không khí được cung cấp vào bể nhờ máy nén khí. Hỗn hợp bùn trong bể chính là xác vi khuẩn sẽ được lắng ở bể thứ cấp. Một phần bùn lắng từ đáy bể thứ cấp được bơm hoàn lưu để bổ sung lượng vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính và thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Nước trong sau khi lắng tiếp tục vào bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ đáy bể lắng sơ cấp, bùn dư ở đáy bể UASB và phần bùn thải từ bể lắng thứ cấp được bơm ra sân phơi bùn.
Với những quy mô và hoạt động khác nhau chúng tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra những phương án tối ưu nhất đảm bảo nước thải đầu ra theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT cho doanh nghiệp (Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản). Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn để xử lý nước thải thủy sản cho doanh nghiệp bạn.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Môi trường TNT Việt Nam
Trụ sở: Số 20, Ngõ 23/11 Nguyễn Phúc Lai, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
ĐT: 024.6292.3536 Hotline: 0989.132.662
Email: baovemauxanh@gmail.com