Xử lý nước thải nhà máy – Trong bất cứ ngành công nghiệp sản nào cũng đều có hai mặt, thứ nhất là mặt lợi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và tăng doanh thu cho đất nước. Tuy nhiên sự phát triển của các ngành công nghiệp như hiện nay chưa tạo sự thân thiện với môi trường sống mà còn là nguyên nhân chính phá vỡ cấu trúc ổn định của môi trường, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ..như hiện nay.
Xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy
Gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường đã nâng lên mức báo động đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, vì thế cho nên việc xử lý nước thải nhà máy giấy nói riêng và nhiều nhà máy công nghiệp khác cần được quan tâm hơn. Ngành sản xuất giấy và các sản phẩm phụ từ giấy cần đến một số phụ gia và các chất hóa học, vì thế mà khi thải ra môi trường ngoài, một lượng không nhỏ các chất độc hóa học và những chất cặn bã trở thành lí do khiến các dòng sông, kênh rạch, nguồn nước thậm chí là mạch nước ngầm bị ô nhiễm nếu không có một quy trình xử lý đúng đắn. Khi xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy cần tuân theo những quy trình sau:
– Thu hồi những sản phẩm phụ và các tạp chất cặn bã có trong nước thải bằng chất keo tụ để nối kết các xơ sợi và bột lại với nhau thông qua hoạt động của các bọt khí của hệ thống cào được lắp đặt.
– Sau khi xử lý sơ bộ những chất thải thô, đến bước xử lý chất thải độc hại tích tụ trong nguồn nước của hệ thống xử lý tập trung, toàn diện. Tại đây, hóa chất keo tụ phèn nhôm sẽ là tác nhân thu gom những chất thải còn lại bám lên bề mặt và kết tủa.
Nước thải sản xuất bột giấy :
Hầu như không gặp nhà máy sử dụng giấy tái sinh chỉ để sản xuất bột, hầu hết các nhà máy sản xuất cả bột và giấy. Nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,06 – 50 m3/tấn sản phẩm. Thường để đảm bảo chất lượng sản phẩm giấy người ta bổ sung một phần “bột” mới khi xeo. Như vậy thành phần nước thải của các nhà máy này gần giống với nước thải nhà máy giấy hơn, tuy nhiên độ ô nhiễm cao hơn vì có quá trình tái sinh giấy đã sử dụng. Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào loại hóa chất tẩy sử dụng, tẩy trắng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là clo hoặc các hợp chất clo (nước javen hay hypoclorơ), các nhà máy hiện đại sử dụng clo dioxit. Oxy, ôzôn cũng như hyđroperoxit cũng được sử dụng, tuy nhiên hiệu quả tẩy trắng không bằng clo.
Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy thì phần nước thải từ nhà máy giấy thuần túy (không sản xuất bột) là khá sạch, chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia…), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150-350 mgO2/L. Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/L. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách xử lý nước thải nhà máy giấy!