Xử lý khí thải phòng in/xưởng in ấn cho các nhà máy và xưởng sản xuất.
Ngành công nghiệp bao bì và in ấn được coi là ngành phụ trợ không thể thiếu để hỗ trợ cho các ngành sản xuất khác. Theo nghiên cứu thị trường về sự phát triển tương lai của ngành công nghiệp bao bì, in ấn tại Việt Nam cho thấy, mảng công nghiệp bao bì và in ấn nhãn mác sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt trong những năm tới. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành in kèm theo những ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là khí thải phòng in. Khí thải phòng in nếu không được xử lý sẽ ô nhiễm môi trường xung quanh và môi trường làm việc của công nhân, những người trực tiếp tiếp xúc và hít vào những hợp chất nguy hại nếu không được thu gom và xử lý.
Sơ đồ xử lý khí thải phòng in
Thuyết minh công nghệ xử lý khí thải phòng in ấn:
Quá trình in ấn nhãn mác của phòng in phải sử dụng dung môi hữu cơ có trong thành phần mực in và sơn. Quá trình in sẽ phát thải chủ yếu là các khí của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như: Benzen, Toluen, Xylen, Vinylclorua …v.v và Fomaldehyt. Các hợp chất hữu cơ này đa phần mùi rất khó chịu và phần nhỏ một số hợp chất có mùi thơm. Tuy nhiên về lâu dài nếu không xử lý thì trong quá trình làm việc công nhân rất rễ hít phải dẫn đến những vấn đề về hô hấp và có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
Một trong nhưng những phương pháp xử lý hiệu quả và tối ưu của việc xử lý khí thải phòng in là dùng phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Khí thải tại khu vực phát thải sẽ được thu gom bằng chụp hút, sau đó quạt hút sẽ đẩy khí ra ngoài tháp. Khí thải nhờ có áp lực của quạt hút đẩy không khí đi qua 3 lớp than với kích thước hạt than khác nhau để xử lý triệt để.
Than hoạt tính trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ chủ yếu là những vi tinh thể graphit sắp xếp hỗn độn một cách tự nhiên với diện tích bề mặt có thể lên tới hơn 700m2/g.
Bề mặt của than hoạt tính không phân cực, làm cho vật liệu này ưa nước và ưa chất hữu cơ mặc dù sự oxy hóa trên bề mặt có thể làm nó có tính phân cực đôi chút. Sự kết hợp giữa diện tích bề mặt lớn với tính không phân cực làm than có hoạt tính hấp phụ mạnh.
Để lọc không khí, than hoạt tính được sử dụng dưới dạng hạt chứ không phải dạng bột nhằm giảm tới mức tối thiểu sự tụt áp ở bộ lọc. Vì động học quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ phụ thuộc vào kích cỡ hạt nên cần thiết phải điều chỉnh để có sự cân bằng giữa tỷ lệ hấp phụ tối đa và sự tụt áp tối thiểu, cỡ hạt than hay dùng là 1 – 2mm.
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi sau khi đi qua lớp than hoạt tính sẽ được hấp phụ, quá trình này sẽ xử lý 80% lượng khí thải. Khí thải sau xử lý sẽ đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 20:2009/BTNMT.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý khí thải phòng in cho doanh nghiệp bạn, rất vui được hợp tác cùng Quý khách hàng.