Cải tạo hệ thống xử lý nước thải sau một thời gian hoạt động, vận hành thường xuống cấp và không đạt kết quả mong muốn. Hay Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh nên cần tăng công suất trạm xử lý…Vấn đề đặt ra cho các hệ thống xử lý nước thải này là cần nâng cấp, bảo trì hệ thống sao cho hoạt động hiệu quả và đạt các chỉ tiêu theo QCVN hiện hành.
Ngoài ra, hệ thống đang hoạt động của bạn xây dựng quá lâu không còn phù hợp với xu thế hiện nay dẫn đến chi phí vận hành lớn (tốn điện, tốn vật tư). Vì vậy chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng đưa ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm cải tạo hệ thống xử lý nước thải đem lại hiệu quả tốt nhất cho hệ thống của bạn với các công nghệ hiện đại chi phí tối ưu.
Các trường hợp cần nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải:
- Vi sinh trong bể sinh học chết, cần phải nuôi cấy lại vi sinh.
- Nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận.
- Hệ thống cũ, các máy móc thiết bị hư hỏng, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
- Công suất thực tế lớn hơn công suất thiết kế.
- Chi phí vận hành lớn.
Các hệ thống xử lý nước thải sản xuất cần phải cải tạo hầu hết là do máy móc hư hỏng và do nước thải đầu vào thay đổi, vì vậy cần phải xem xét kỹ cũng như tính toán lại chế độ vận hành cho hệ thống.
Nguyên nhân làm cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại hoạt động không hiệu quả, cụ thể như sau:
- Vi sinh vật chết do lưu lượng nước thải tăng dẫn đến nồng độ chất ô nhiễm tăng cao (sốc tải lượng).
- Mật độ vi sinh vật trong bể xử lý sinh học (aeroten) bị thiếu hụt nghiêm trọng, nồng độ bùn thấp.
- Bùn có màu đen, có mùi hôi và khó lắng.
- Quá trình xử lý nitơ không diễn ra do thiếu môi trường thiếu khí (bể anoxic).
- Nồng độ cặn lơ lửng đầu ra của bể lắng sinh học còn rất cao do lượng bông bùn nhỏ chưa phát triển hết dẫn đến nước thải có độ màu.
- Công tác bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị không theo định kỳ dẫn đến một số thiết bị, máy bị rỉ sét, ngưng hoạt động ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xử lý.
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ bùn hoạt tính:
Công nghệ bùn hoạt tính là một trong những công nghệ cải tạo hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất trên thế giới, được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 1990. Có chi phí đầu tư thấp, thích hợp để xử lý nước thải có hàm lượng BOD < 1000mg/l, nước sau khi bảo trì hệ thống xử lý nước thải sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn mục B của quy chuẩn Việt Nam đã ban hành. Thích hợp cho những dự án có công suất lớn trên 10000 m3/ngày.đêm.
Nhược điểm của phương án này là hiệu quả xử lý thấp thường không thích hợp cho các dự án có yêu cầu cao về chất lượng nước sau khi xử lý. Không có khả năng xử lý Nito, Photpho, Nếu thể tích công trình lớn thì hàm lượng bùn trong bể thấp trung bình từ 1500 – 2500 mg/l.
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kỵ khí:
Tuy chỉ mới xuất hiện vào nửa cuối của thế kỷ 21 nhưng đã trở thành một công nghệ có nhiều ưu điểm hơn công nghệ xử lý sinh học hiếu khí (aerobic). Ở nhiều nước, nó đã trở thành một phương pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải được áp dụng rộng rãi. So với hệ thống xử lý hiếu khí, nó có nhiều ưu điểm như sau:
Hệ thống xử lý kỵ khí tiêu thụ rất ít năng lượng trong quá trình vận hành. Trong trường hợp cải tạo hệ thống xử lý nước thải được xử lý ở nhiệt độ từ 25-35oC thì năng lượng yêu cầu trong khoảng từ 0.05-0.1 kWh/m3 nước thải (0.18-0.36 MJ/m3) (Lettinga và ctv., 1998). Đó là năng lượng cung cấp cho máy bơm để bơm nước thải từ công trình đơn vị này đến công trình đơn vị khác hoặc để bơm tuần hoàn nước thải.
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ kỵ khí là một phương pháp sản sinh ra năng lượng, vì trong quá trình phân hủy kỵ khí những hợp chất hữu cơ bị phân hủy sẽ chuyển thành khí methane. Mức độ sinh khí methane phụ thuộc vào tốc độ phân hủy COD đầu vào.
Một ưu điểm khác của hệ thống kị khí là bùn kỵ khí có thể bảo quản trong một thời gian dài (hơn 1 năm) mà không cần nuôi dưỡng bằng dưỡng chất. Hoạt tính của bùn vẫn giữ nguyên khi bùn được giữ ở nhiệt độ nhỏ hơn 15oC. Do đó, có thể sử dụng lượng bùn dư của hệ thống này làm nhân cho hệ thống khác và giảm thời gian vận hành hệ thống. Vốn đầu tư để vận hành hệ thống xử lý nước thải kỵ khí không nhiều, diện tích sử dụng cho hệ thống nhỏ, và thời gian sử dụng dài hơn hệ thống hiếu khí là những ưu điểm nổi bậc của hệ thống kỵ khí.
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học hiếu khí:
Quy trình USBF (Upflow Sludge Blanket Filtration) được cải tiến từ quy trình bùn hoạt tính cổ điển kết hợp với quá trình anoxic và vùng lắng bùn lơ lững trong một công trình công nghệ xử lý sinh học hiếu khí. Là một hệ thống kết hợp nên chiếm ít không gian và các thiết bị đi kèm cho quá trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải. Qui trình USBF được thiết kế để khử BOD, nitrate hóa/ khử nitrtate và khử phốt pho để khử carbonate, vùng anoxic được xem như vùng lựa chọn mà ở đó sự pha trộn dòng thải sẽ làm tăng khả năng lắng và khống chế quá trình tăng trưởng vi sinh vật.
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo quy trình đệm di động MBBR
Nâng cấp xử lý nước thải theo công nghệ đệm di động MBBR có công suất trạm xử lý lên tối thiểu 30%. Nâng cao hiệu quả của việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước sau khi xử lý đảm bảo đúng tiêu chuẩn QCVN. Có thể cải tạo tái sử dụng cho mục đích tưới cây, dùng trong nhà vệ sinh, hay làm mát mái nhà xưởng cũng như rửa đường.
Giúp trạm xử lý hoạt động ổn định khi có sự biến động về thành phần các chất trong nước thải. Giảm chi phí và điện năng tiêu thụ khi vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Dễ dàng hơn trong quá trình vận hành do không cần tuần hoàn bùn, không cần kiểm soát tỉ lệ F/M, tỉ lệ BOD cũng như hàm lượng kẹn lơ lửng trong nước thải đầu vào sau khi hoàn thành việc vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nhược điểm của phương án này chỉ thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải dưới 10.000 m3/ ngày đêm, cần phải bổ sung thêm giá thể MBBR, lưới thu nước, hệ thống phân phối khí.
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBR:
Màng MBR được cấu tạo chính bằng lớp PES và được gia cường lớp khung bằng ABS cho phép màng hoạt động bền và hoạt động ổn định hơn dưới tác động hoá lý. Kích thước lỗ màng đồng nhất là 0,2 µm với hiệu quả hút nước cao nhất và giảm thiểu tắc ngẽn màng . Modul màng bao gồm nhiều tấm màng MBR xếp song song với nhau, được thiết kế phù hợp để lượng nước hút ra đều nhau, số lượng tấm màng MBR cho một Module được tính toán phù hợp cho công suất và loại nước thải xử lý. Phía dưới modul là hệ thống sục khí bằng ống phân phối khí để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học và làm sạch bề mặt màng MBR chống tắc ngẽn.
Ưu điểm của việc làm mới hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBR:
- Tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10 – 30%
- Không cần bể lắng và giảm kích thước bể chứa bùn
- Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
- Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
- Khắc phục được các điểm yếu (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli)
- Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, nước cấp. Cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao từ công trình lớn nhỏ và độ phức tạp khác nhau. Chúng tôi sẽ tư vấn hỗ trợ quý công ty có những thông tin kỹ thuật tốt nhất để đưa ra phương án tối ưu chi phí.