Xử lý rác thải Lập Báo cáo đánh giá môi trường, lập báo cáo đtm.
Đánh giá tác động môi trường là gì?
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ để phê duyệt các dự án có nguy cơ tổn hại tới môi trường. Các dự án bắt buộc phải làm ĐTM gồm: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dữ trữ sinh quyển…; các dự án có tác động xấu tới môi trường và xã hội.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã bổ sung quy định đối với dự án lớn, dự án có khả năng tác động xấu đến các thành phần môi trường “phải thực hiện đánh giá tác động sơ bộ trong giai đoạn báo cáo đầu tư”. Như vậy việc lập ĐTM đối với các dự án này phải được tiến hành 2 bước là Đánh giá tác động môi trường sơ bộ và Đánh giá tác động môi trường chi tiết. Nội dung ĐTM sơ bộ giúp cơ quan quản lý môi trường có đủ cơ sở cân nhắc và đưa ra các nhận xét về lựa chọn địa điểm, về lựa chọn nguyên liệu và công nghệ, từ đó quyết định có thông qua dự án hay không. Khi được chấp thuận, chủ đầu tư mới cần làm ĐTM chi tiết. Việc làm này, theo các chuyên gia, sẽ góp phần sàng lọc các dự án, tránh việc lãng phí cho doanh nghiệp.
Cùng với kinh nghiệm đạt được trải qua nhiều năm, chúng tôi đã tư vấn lập báo cáo ĐTM và bảo vệ thành công cho nhiều dự án lớn nhỏ trên Toàn Quốc. Với mong muốn chung tay cùng bạn phát triển bền vững hướng tới tương lai một cuộc sống sạch. Vì vậy chúng tôi không ngừng nghiên cứu tìm ra những phương án tối ưu cũng như đánh giá môi trường để giảm thải các tác động xấu.
Công việc cụ thể việc lập báo cáo ĐTM:
– Khảo sát mô tả về hoạt động, thực trạng hoạt động của công ty
– Tiến hành khảo sát, điều kiện địa lý, địa chất, điều kiện tự nhiên môi trường, KT-XH.
– Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn gây ô nhiễm, các yếu tố khí hậu trong khu vực dự án. Công tác bảo vệ môi trường của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng đến thời điểm hiện tại.
– Đánh giá tác động, ảnh hưởng sự ô nhiễm đối với môi trường, xã hội quanh khu vực dự án.
– Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng, hoạt động. Báo cáo đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất thải đã và đang sử dụng.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng. Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý rác thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Tham vấn ý kiến cộng đồng, UBND, UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án. (Trong vòng 15 ngày)
– Xây dựng chương trình giám sát môi trường
– Kết luận, kiến nghị, cam kết.
Đối tượng áp dụng báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại. Công suất lớn trên 1triệu sản phẩm/ năm. Chưa đi vào hoạt động thuộc danh mục phải thực hiện ĐTM được quy định trong Nghị định 21 và thông tư 05. Chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường, (ĐTM) hoặc giấy chứng nhân đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường. ĐTM được lập trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Ngoài ra: Cơ sở có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khi tiến hành cải tao, mở rộng, nâng công suất, quy mô trong sản suất phải lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường bổ sung.
Việt Nam đã quy định thực hiện ĐTM đối với một số loại hình dự án trong Luật Bảo vệ Môi trường từ năm 1993. Đến năm 2005, nội dung tham vấn và công khai thông tin liên quan đến ĐTM mới được đưa vào Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên, việc tham vấn và công khai thông tin ở Việt Nam hiện vẫn còn quá nhiều hạn chế về cả quy định pháp luật và thực tiễn thực thi. Vì vậy, các xung đột liên quan do đó khó có thể được phòng ngừa và kiểm soát ngay từ ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng dự án.
Yêu cầu tham vấn cộng đồng trong hoạt động ĐTM được quy định như một nội dung bắt buộc của báo cáo ĐTM tại Điều 20, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005. Mặc dù, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT có quy định UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ dự án đối thoại với các bên liên quan trong trường hợp cần thiết. Đưa biên bản đối thoại đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo ĐTM, thực tế các yêu cầu tham vấn cộng đồng vẫn chưa rõ ràng và chưa phải là quy định bắt buộc thực hiện.
Nghị định 29/2011/NĐ-CP đã khác phục khiếm khuyết này thông qua quy định tại Điều 14. Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến: UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án; Đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án. Quá trình tham vấn được thực hiện bằng cách “chủ dự án gửi văn bản đến UBND cáp xã, đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính. Các vấn đề môi trường, các giải pháp BVMT của dự án xin ý kiến tham vấn” (Điều 15 của Nghị định).
Các dự án tiêu biểu mà chúng tôi đã hoàn thành (Click để xem chi tiết): Dự án ĐTM
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn!