Xử lý nước thải xi mạ – Mạ kim loại là hình thức phổ biến trong công nghiệp mạ, vì đa số các sản phẩm kim loại đều cần phải có lớp bề mặt bảo vệ, tính thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Thành phần nước thải gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các kim loại nặng và hóa chất do các nhà máy mạ kẽm, cơ khí, luyện kim thải ra. Theo quan trắc môi trường cho thấy, nguồn nước bị ô nhiễm chứa những thành phần cần xử lý như sau:
– Dòng nước thải sinh hoạt: thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ không tan trong nước gây tắc nghẽn đường ống, có hại đến sự phát triển sinh vật…
– Dòng nước thải của các công ty chuyên lính vực xi mạ: thành phần chủ yếu của nguồn nước thải này là crom, COD, kẽm, dầu mỡ…
– Dòng nước thải tẩy rỉ có thành phần nước thải chứa nhiều dầu mỡ, sắt, COD…
Công nghệ ngành xi mạ có các hình thức mạ khác nhau như: mạ điện, mạ hóa học, mạ nhúng nóng.
Mạ điện: là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mạ điện là quá trình điện hóa cực catôt. Bề mặt kim loại làm catôt trong một bình điện phân dùng nguồn điện 1 chiều từ bên ngoài, dung dịch mạ là anôt chứa các ion kim loại cần mạ. Các ion kim loại này tham gia phản ứng catot và bị khử điện hóa thành kim loại điện kết tủa lên trên bề mặt cần xử lý.
Mạ hóa học: là phương pháp dựa trên cơ sở khử hóa học, ion kim loại được khử thành kim loại từ dung dịch muối của nó bằng các chất khử. Điện tử cần thiết cho quá trình khử được cung cấp bởi các chất khử hóa học. Ví dụ: Mạ Niken, natri hypophosphit được dùng làm tác nhân khử
Mạ nhúng nóng: là quá trình mà trong đó vật liệu cần mạ đi qua bể chứa kim loại (kim loại nguyên chất), bể này được nấu nóng chảy ở nhiệt độ cao, kết quả là kim loại mạ sẽ bám trên bề mặt vật liệu cần mạ.
Nước thải xi mạ bao gồm: Nước thải trước mạ và nước thải sau mạ, lượng nước thải không nhiều. Nước thải ngành xi mạ có pH dao động rất lớn có thể dưới <3( nước thải axit) và >9 ( nước thải bazơ), đặc trưng của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các chất muối vô cơ và kim loại nặng. Tùy theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni….và cũng tùy theo các loại muối kim loại đang được sử dụng mà nước thải có thế chứa các độc tố như xyanua, sunfat, amoni,….
Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt, vì nồng độ các chất hữu cơ, BOD, COD thấp, nên nó không thuộc đối tượng xử lý mà chỉ chú trọng xử lý các ion và các muối kim loại.
Từ đặc trưng của nước thải xi mạ mà đưa ra công trình xử lý nước thải xi mạ để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn chất lượng theo QCVN.
Đối với nguồn nước thải của các nhà máy mạ kẽm không thể xem nhẹ mức độ nguy hiểm của nó đối với môi trường sống và sức khỏe con người. Chính vì thế cần xây dựng ngay đề án xử lý nước thải nhà máy mạ kẽm. Công nghệ xử lý nước thải của nhà máy mạ kẽm hiện đại như trải qua các bước sau:
– Nguồn nước thải được xử lý thô qua công đoạn chắn rác.
– Xây dựng bể điều hòa để ổn định được mức độ dòng chảy tạo điều kiện cho các khâu xử lý hóa học tiếp theo.
– Xây dựng bể phản ứng kết tủa cho các ion kim loại và điều chỉnh độ pH của nước và bể lắng là nơi các ion kết tủa lắng xuống.
– Xây bể chứa trung gian để điều chỉnh dòng nước chảy
– Dùng thiết bị trao đổi ion để xử lý thành phần ion còn lại không kết tủa.
Bể nước thải mạ kẽm
Khu xử lý nước thải mạ kẽm
Liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về quy trình xử lý nước thải mạ kẽm.